CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI TRANG CƠ - ĐIỆN - LẠNH


Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

Các nguyên nhân dẫn đến hư máy nén (Block) máy lạnh

Như chúng ta đã biết, máy nén được ví như là quả tim của cơ thể con người, là bộ phận quan trọng nhất của một máy lạnh hay một hệ thống lạnh. Vì vậy, máy nén phải được bảo vệ và kiểm tra, bảo dưỡng để tránh những hư hỏng. Dưới đây là các nguyên nhân có thể dẫn đến hư máy nén. Biết được nguyên nhân, chúng ta sẽ có giải pháp phòng ngừa.


  • Dầu bôi trơn máy nén bị thiếu, bị dơ hoặc bị cháy.
  • Máy nén bị ngập lỏng, quá tải ( do thừa gas)
  • Máy lạnh xì hết gas nhưng máy nén vẫn chạy trong thời gian dài.
  • Có tạp chất bên trong hệ thống.
  • Điện áp nguồn không ổn định.
  • Dàn ngưng tụ hoặc dàn bay hơi trao đổi nhiệt không tốt.
  • Nghẹt van tiết lưu hoặc nghẹt cáp
  • Contactor đóng ngắt liên tục (do tiếp điểm contactor  tiếp xúc không tốt)
...
Nguồn: www.tinhky.com

Phương pháp kiểm tra máy nén (Block) máy lạnh

Máy nén là bộ phận quan trọng nhất của một máy lạnh, nó được ví như quả tim của cơ thể con người. Vì vậy, khi máy nén bị sự cố. Chi phí cho việc sửa chữa, cũng như thay mới thiết bị rất cao. Sau đây, Tinh Kỳ xin chia sẽ với các bạn các phương pháp đo kiểm máy nén để biết được tình trạng máy hỏng hay còn tốt.

Ảnh minh họa
1.  Đo cuộn dây máy nén
Phương pháp: dùng đồng hồ VOM hoặc Ampe kìm đo điện trở từng cặp tiếp điểm máy nén. Nếu có cặp tiếp điểm nào của máy nén bị đứt cuộn dây thì không có điện trở. Nếu các cặp tiếp điểm điều có điện trở thì cuộn dây máy nén bình thường.
2.  Đo chạm điện (rò điện ) máy nén
Phương pháp: dùng đồng hồ VOM hoặc Ampe kìm đo điện trở 1 cọc tiếp điểm của máy nén với vỏ bên ngoài. Nếu cọc nào xuất hiện điện trở thì máy nén bị rò điện. Nếu không có điện trở thì cuộn dây máy nén không bị rò.
3.  Kiểm tra dòng ù
Phương pháp: kích hoạt cho máy nén chạy rồi dùng đồng hồ Ampe kìm kẹp vào 1 trong 3 dây máy nén để kiểm tra Ampe. Nếu dòng điện cao hơn giá trị định mức nhiều lần, máy nén ù không hoạt động được là hư máy nén.
4.  Kiểm tra áp suất nén của máy nén
Phương pháp: dùng đồng hồ cao áp lắp đặt vào đường đẩy của máy nén. Cho máy nén hoạt động để kiểm tra áp suất nén. Nếu máy nén hút, nén và đẩy áp lên cao ( > 21 kg.f/cm2 trong thời gian ngắn) thì máy nén bình thường. Nếu máy nén hút, nén chậm (<7 kg.f/cm2 ), máy nén có thể đã bị hư bơm.
...
Nguồn: www.tinhky.com

Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

Những kiến thức giúp bạn sử dụng máy lạnh tiết kiệm điện

Trời nóng. Bạn nên mở máy lạnh và chọn nhiệt độ như thế nào để làm lạnh nhanh nhất mà không lãng phí.
Bước chân vào phòng ngủ, bạn mở máy lạnh và chọn nhiệt độ 16oC với mong muốn căn phòng sẽ được làm lạnh nhanh nhất. Với hành động đó, bạn vừa tiêu tốn tiền điện một cách vô ích! Bài viết này sẽ giúp bạn đỡ lãng phí tiền vào những việc như vậy.
Máy lạnh tiêu thụ điện như thế nào?
Một máy lạnh có bốn động cơ chính: động cơ nén đặt ở giàn nóng (tiêu thụ điện năng nhiều nhất, bằng khoảng 95% tổng công suất của máy lạnh); quạt làm mát lắp đặt ở giàn nóng; quạt đối lưu trong phòng và động cơ đảo hướng gió đặt ở giàn lạnh. Các loại máy lạnh thông dụng hiện nay đều có rơle tự động ngắt hoạt động của giàn nóng đặt ngoài trời khi phòng đã đạt độ lạnh yêu cầu. Quạt đối lưu ở giàn lạnh thì hoạt động suốt thời gian mở máy với tốc độ nhanh hay chậm tuỳ người sử dụng. Động cơ đảo hướng gió thì chạy hoặc ngừng tuỳ lựa chọn cùng lúc như đã đề cập.
Về vận hành, có hai loại là: máy thông thường và máy dùng biến tần.
Với máy lạnh thông thường, điện năng sử dụng tương đối cao và tuổi thọ sẽ giảm do phải khởi động lại nhiều lần trong quá trình sử dụng liên tục. Đồng thời, nhiệt độ trong phòng sẽ dao động mạnh (±2°C).
Ví dụ, máy được chọn mở ở 24°C. Thời điểm này tất cả động cơ của máy đều hoạt động cho đến khi phòng đạt được nhiệt độ khoảng 22°C – 24°C thì rơle sẽ tự ngắt hoạt động của giàn nóng. Sau một thời gian nhất định, tùy vào sự trao đổi nhiệt của phòng với môi trường xung quanh, nhiệt độ phòng tăng dần lên 24° – 26°C, lúc này giàn nóng sẽ được khởi động trở lại và làm giảm nhiệt độ phòng về mức mong muốn. Chênh lệch nhiệt độ ±2°C để có nhiệt độ 22°C và 26°C là do quán tính làm việc của máy, ví dụ khi cảm biến đo được là phòng đã đạt được 24°C thì sẽ ra lệnh ngắt, nhưng hơi lạnh trước đó vẫn được thổi vào phòng làm cho nhiệt độ phòng giảm xuống. Tương tự như khi nhiệt độ phòng tăng quá 24°C, động cơ hoạt động trở lại, nhưng phải mất một lúc thì mới có hơi lạnh, thời gian đó nhiệt độ phòng tăng lên.
Máy lạnh cần được vệ sinh định kỳ, trung bình 6 tháng/lần. Với tấm lưới lọc khí nên làm vệ sinh thường xuyên hơn ngăn chặn sự bám đọng bụi.
Máy có biến tần (inverter) sử dụng công nghệ điều khiển hiện đại, làm cho động cơ nén hoạt động với công suất tăng dần đến khi nhiệt độ trong phòng đạt mức yêu cầu thì công suất máy sẽ được điều khiển giảm dần, chỉ vận hành ở một mức độ vừa phải để làm mát bù cho lượng nhiệt sinh ra trong phòng (thiết bị điện, nhiệt lượng từ người…) và nhiệt từ bên ngoài truyền vào qua tường, cửa… Công suất đó sẽ tăng hoặc giảm tuỳ vào sự chênh lệch giữa nhiệt độ phòng và nhiệt độ thiết lập cho máy lạnh. Nhờ vào phương pháp điều khiển này nên máy lạnh inverter có thể giúp tiết kiệm điện năng từ 30 – 50% so với máy thông thường. Tuy nhiên, để đạt được mức tiết kiệm trên, máy phải được sử dụng trong các điều kiện nhất định như dưới đây.
Và cũng nên chú ý rằng do được trang bị các công nghệ mới hơn so với máy thông thường, nên dòng máy biến tần thường có giá cao hơn so với các máy khác từ 30 – 50%.
Nhiệt độ tối ưu khi sử dụng
Máy lạnh chỉ làm việc hiệu quả khi nhiệt độ quanh giàn nóng thấp hơn 48°C và nhiệt độ trong phòng lớn hơn 19°C, việc vi phạm các giới hạn này sẽ làm cho máy hoạt động không hiệu quả do khả năng thoát nhiệt rất thấp.
Khi khởi động máy, ta chỉ nên chọn mức nhiệt độ cần làm lạnh mong muốn, sau đó chọn bổ sung chức năng làm lạnh nhanh thể hiện trên thiết bị điều khiển từ xa mà thực chất là tăng tốc độ quạt đối lưu ở giàn lạnh. Nên tránh đặt nhiệt độ ở mức thấp nhất của máy vì việc này không giúp đạt được nhiệt độ mong muốn nhanh hơn, mà chỉ làm tiêu tốn điện năng hơn do máy phải hoạt động đến khi đạt đến nhiệt độ thấp nhất mới có thể dừng lại.
Để sử dụng máy lạnh có hiệu quả về điện, ta nên chọn nhiệt độ vừa phải. Nhiệt độ môi trường mà cơ thể con người thích nghi trong khoảng 25 – 27°C. Do đó, chọn nhiệt độ 26°C là đảm bảo sự thoái mái trong sinh hoạt mà lại tiết kiệm điện. Máy đạt nhiệt độ như remote được hay không là do cảm biến nhiệt độ gắn ở giàn lạnh trong phòng, mà thiết bị này thường không ảnh hưởng theo thời gian. Nên trong trường hợp máy cũ, vẫn chọn 24°C thì phòng vẫn đạt được nhiệt độ đó, nhưng sẽ tiêu tốn điện nhiều hơn.
Lắp đặt hợp lý
Chọn đúng vị trí lắp đặt hệ máy lạnh sẽ giúp tiết kiệm điện năng. Giàn nóng máy lạnh nên lắp đặt tại nơi thông thoáng, tránh cho nắng chiếu vào bên trong giàn làm tăng nhiệt độ thiết bị. Tại khu vực có nhiều gió, hướng lắp đặt tốt là để quạt làm mát thổi vuông góc với hướng gió. Việc này sẽ làm tăng khả năng thoát nhiệt của thiết bị. Chú ý, không được lắp đặt giàn nóng ở những nơi có nguồn nhiệt, khói thải hoặc hoá chất gây bẩn, ăn mòn.
Chênh lệch độ cao và khoảng cách giữa giàn lạnh – giàn nóng cần bố trí hợp lý, ngắn nhất để vừa tiết kiệm chi phí vật tư, vừa tiết kiệm điện năng tiêu thụ. Đối với máy lạnh thông thường, chiều dài đường ống ga không nên vượt quá 5m và chênh lệch độ cao không nên vượt quá 3m. Việc vượt quá các định mức trên càng nhiều sẽ càng gây suy giảm năng suất lạnh đáng kể của hệ thống.
Tiết kiệm điện trong quá trình sử dụng
Trong giàn lạnh có hai bộ cánh giúp điều chỉnh gió lạnh ra khỏi giàn theo các hướng mong muốn. Người dùng nên điều chỉnh các cánh gió sao cho hơi lạnh thổi tập trung đến nơi cần làm lạnh nhất.
Luôn luôn tắt máy lạnh khi không còn nhu cầu sử dụng. Nếu không có nhu cầu sử dụng trong thời gian dài, người sử dụng cần tắt cả nguồn máy (aptomat) vì lý do an toàn. máy lạnh cần được vệ sinh định kỳ, trung bình 6 tháng/lần. Đối với những tấm lưới lọc khí nên được làm vệ sinh thường xuyên hơn, ngăn chặn sự bám đọng bụi.
Có một số yếu tố gián tiếp cũng ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất làm lạnh của máy. Như ánh nắng chiếu trực tiếp vào cửa, tường kính (kể cả kính cách nhiệt), màu tường, rèm tối hoặc các thiết bị toả nhiệt, hoặc các sự cố nhỏ… khi xảy ra các sự cố cần gọi các thợ đến kiểm tra sửa chữa sự cố máy lạnh đó trong thời gian sớm nhất để tránh các hậu quả khác do sự cố đó gây ra.
...
Nguồn: www.tinhky.com

Khi mở máy lạnh có đủ oxy trong phòng không ?

- Khi sử dụng trong máy lạnh thì thường thì phải đóng kín cửa nên một số gia đình thường lo ngại việc đóng kín cửa phòng sẽ dẫn đến việc thiếu oxy. Vì vậy một khách hàng đã gởi câu hỏi đến bộ phận chăm sóc máy lạnh của chúng tôi để thắc mắc.Hỏi: Khi chạy máy điều hòa nhiệt độ thường phải đóng kín cửa phòng để tránh tổn thất khí lạnh ra ngoài. Mong quý báo giải thích nguyên lý hoạt động của máy điều hòa nhiệt độ và xin hỏi đóng kín cửa như vậy trong phòng ngủ có bị thiếu oxy gây ra ngạt không? Nếu đang đêm ngủ bị mất điện có phải dậy mở cửa phòng không? – Trần Thanh Phong (Bình Tân, TPHCM).
- KS Nguyễn Duy Phương chuyên gia về máy lạnh và tư vấn khách hàng , Trung tâm điện lạnh Á Châu tư vấn: Máy điều hòa nhiệt độ gồm 4 bộ phận chính là máy nén, dàn ngưng, dàn bay hơi và van tiết lưu hay ống mao dẫn. Máy nén lạnh làm nhiệm vụ nén gas lạnh từ áp suất thấp trong dàn bay hơi (dàn lạnh) lên áp suất cao trong dàn ngưng (dàn nóng).
- Trong các máy hộ gia đình, máy nén cùng động cơ điện được đặt trong cùng một vỏ sắt và được hàn kín thành một khối đặt phía sau máy gọi là blốc của máy. Nhiệt độ ở dàn ngưng phụ thuộc vào khả năng làm mát của dàn. Nhiệt độ không khí càng thấp, không khí lưu thông tốt thì nhiệt độ ngưng càng thấp và máy lạnh làm việc càng hiệu quả.
- Khi sử dụng máy lạnh thường phải đóng kín cửa để tránh tổn thất nhiệt hoặc khí lạnh. Vì thế, mọi người thường nghĩ có thể phòng sẽ thiếu không khí. Tuy nhiên, ngay chính các khe cửa đã góp phần tích cực trao đổi khí tươi với bên ngoài nên hoàn toàn không thể gây nguy cơ thiếu oxy. Vì vậy, không cần thiết phải thường xuyên mở cửa gây mất nhiệt và làm lạnh phòng, nhất là trong mùa lạnh.
- Ở các tòa nhà sử dụng những loại cửa hiện đại, độ kín khít cao thì cần trang bị hệ thống thông gió để trao đổi khí với bên ngoài. Như vậy, trong trường hợp mất điện khi đang ngủ như anh Phong hỏi cũng không nhất thiết phải dậy mở cửa, trừ khi không khí trong phòng nóng bức thì có thể mở cửa đón gió mát.
- Đối với các gia đình thường xuyên dùng máy lạnh thì những khi không bật máy vẫn nên mở rộng cửa để đón nắng, gió, tích cực trao đổi khí tươi với bên ngoài, giúp làm cho không khí trong phòng thông thoáng, tránh nguy cơ không khí tù đọng, ô nhiễm.
...
Nguồn: www.tinhky.com

Đối tác

loading... CƠ - ĐIỆN - LẠNH