CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI TRANG CƠ - ĐIỆN - LẠNH


Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Cách xác định chân timer xả đá

Chức năng timer xả đá
Timer hẹn thời gian xả tuyết là một trong những bộ phận quan trọng nhất của tủ lạnh. Nếu timer hoạt động không chính xác thì tủ lạnh sẽ không lạnh bình thường. Timer kiểm soát quá trình làm nóng xả tuyết và quá trình làm lạnh của tủ lạnh. Timer làm việc theo chu trình hoặc liên tục tùy theo model và nhà sản xuất. Timer định trước quá trình làm lạnh và làm nóng xả tuyết, cho phép hệ thống xả tuyết để đẩm bảo thủ lạnh luôn giữ nhiệt độ thích hợp. Nếu timer hỏng, nó sẽ không định trước thời gian xả tuyết dẫn đến tủ lạnh không lạnh hoặc dàn lạnh bị đông đá. 

Timer có chức năng ngắt điện vào máy nén và cấp điện cho hệ thống điện trở xả đá để tẩy tuyết dàn lạnh. Tùy theo cấu tạo của timer, thời gian xả đá có thể 6h, 8h, 12h, 24h (thông thường ở Việt Nam lạnh lạnh dùng timer 8h). Thời gian xả đá từ từ 18 - 30 phút.

Phương pháp kiểm tra

Chân 1 và 3 là chân cuộn dây. Để đồng hồ thang đo điện trở và đo giữa chân 1 & 3. Giá trị điện trở thông thường khoảng 10K. 

Từ từ xoay trục của timer cho đến khi nghe tiếng “klick” đơn (tiếng thứ nhất) và đo điên trở giữa chân 3 & 2 (là tiếp điểm cấp nguồn cho hệ thống điện trở xả đá). Điện trở khoảng vài ohm

 Tiếp tục xoay nhẹ trục cho đến khi nghe tiếng “click” thứ 2 và đo điên trở giữa chân 3 & 4 (là tiếp điểm cấp nguồn cho máy nén). Điện trở khoảng vài ohm

Sò lạnh - Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Hướng dẫn thay thế sò lạnh tủ lạnh
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của sò lạnh
Sò lạnh là cách gọi mà thợ điện lạnh hay dùng thực chất là rờ le xả tuyết nó thường nằm ở phía sau ngăn đá của tủ lạnh, sò lạnh phải được kẹp vào dàn lạnh để phát hiện lớp tuyết phủ đầy trên dàn lạnh. Ở nhiệt độ bình thường thì tiếp điểm sò lạnh thường hở (nếu dùng VOM đo thì không thấy điện trở), tiếp điểm sò lạnh chỉ đóng khi đạt nhiệt độ âm. Mục đích của  sò lạnh là để đảm bảo thanh điện trở xả tuyết hoạt động  khi có tuyết phủ đầy dàn lạnh nhằm loại bỏ tình huống điện trở đốt nóng dàn lạnh khi không cần thiết (không có tuyết trên dàn lạnh nhưng thanh điện trở đốt nóng vẫn hoạt động). Khi sò lạnh hư, nó sẽ ngăn cản thanh điện trở đốt  nóng hoạt động khi cần thiết,  hoặc  nó sẽ không ngăn cản thanh điện trở đốt nóng hoạt động khi tuyết  phủ lên dàn lạnh.

Sơ đồ mạch điện sò lạnh mở tiêp điểm
Sơ đồ mạch điện khi sò lạnh đóng tiếp điểm
Hệ thống xả tuyết tủ lạnh thường bao gồm: Timer hẹn giờ, sò lạnh, điện trở xả đá.

Các Thiết bị Điện tử bên trong tủ lạnh

Các chức năng của từng thiết bị trong tủ lạnh.

Chức năng timer xả đá
time-xa-da
Timer hẹn thời gian xả tuyết là một trong những bộ phận quan trọng nhất của tủ lạnh. Nếu timer hoạt động không chính xác thì tủ lạnh sẽ không lạnh bình thường. Timer kiểm soát quá trình làm nóng xả tuyết và quá trình làm lạnh của tủ lạnh. Timer làm việc theo chu trình hoặc liên tục tùy theo model và nhà sản xuất. Timer định trước quá trình làm lạnh và làm nóng xả tuyết, cho phép hệ thống xả tuyết để đẩm bảo thủ lạnh luôn giữ nhiệt độ thích hợp. Nếu timer hỏng, nó sẽ không định trước thời gian xả tuyết dẫn đến tủ lạnh không lạnh hoặc dàn lạnh bị đông đá. Bộ phận này gắn ở trên hoặc dưới ngăn đá. Nhiệm vụ là ngắt Compressor ko cho chạy khi đã đủ nhiệt độ theo yêu cầu. Hình dạng là núm xoay có số từ 1-9 hoặc chữ Low-Medium-High Cool
 Motor quạt nằm bên trong ngăn đá
moto-quat-tu-lanh
Bộ phận này nằm trên ngăn đá. Nhiệm vụ lấy gió trao đổi nhiệt lạnh trong tủ và thổi 1 phần hơi lạnh từ ngăn đá xuống ngăn dưới rau quả.
 Sensor nhiệt cảm ứng lạnh
senso-nhiet-cam-ung
Bộ phận này nằm trên ngắn đá. Nhiệm vụ nhập mạch điện khi đã đủ nhiệt độ lạnh trong tủ nhằm thông mạch cho cây xã đá hoạt động. Thường Sensor cảm ứng tầm -4*C đến -7*C . Thông thường trong ngắn đá khi tủ tốt nhiệt độ dao động ở mức -10*C đến -15*C
 Sensor dạng cầu chì (Fulse)
senso-cau-chi
Bộ phận này nằm trên ngăn đá. Nhiệm vụ là cảm ứng nhiệt độ bảo vệ không cho bộ phận xã đá hoạt động quá lâu nhiệt nóng phát sinh trong tủ, nhiệt độ trong tủ nếu quá 75*C thì cầu chì sẽ tự đứt để ngắt mạch hoàn toàn trong tủ. Nếu không có bộ phận này trong tủ có thể tủ sẽ bị hỏng luôn phần nhựa bên trong nếu như phần xả đá không chịu ngắt.
 Timer hẹn giờ
timer-hen-gio
Bộ phận này nằm trong ngăn rau quả hay nằm sau lưng tủ trong phần hộp điện kế bên Compressor tùy theo model thiết kế. Nhiệm vụ chạy theo chu trình 8-12h để chuyển mạch ngắt Compressor chuyển sang chế độ xã đá.
 Bộ khởi động Compressor
bo-khoi-dong
Bộ phận này dính liền với Compressor. Nhiệm vụ kích điện khởi động cho Compressor

Một số hư hỏng thường gặp ở tủ lạnh và hướng dẫn sửa chữa



1. Tủ lạnh có lúc hoạt động có lúc không hoạt động?
Kiểm tra:
- Tủ đang xả đá, tủ đang trong chu kỳ nghỉ.

Giải quyết:
- Không có vấn đề gì

2. Tủ lạnh bị mốc?
Kiểm tra:
- Không vệ sinh lau khô khi không sử dụng

Giải quyết:
- Lau tủ lạnh khô nếu không sử dụng, không đóng kín cửa để tủ thoáng không lên mốc.

3. Tủ lạnh có mùi hôi?
Kiểm tra:
- Tủ lạnh không sử dụng lâu ngày sẽ có mùi.
- Đồ ăn không được đóng nắp, bao lại cũng làm tủ lạnh có mùi
- Mùi bốc ra từ phía sau tủ lạnh.

Giải quyết:
- Tủ lạnh đang hoạt động thì sẽ mất đi mùi hôi lạ nên cắm tủ chạy thường xuyên.
- Bao thức ăn lại. Đậy nắp kín lại.
- Vệ sinh máng nước.

4. Tủ lạnh xuống cấp nhanh?
Kiểm tra:
- Không chịu làm vệ sinh tủ thường xuyên
- Tủ bị ánh nắng mặt trời chiếu vào.
- Không bảo quản làm móp tủ, rách roan...

Giải quyết:
- Thường xuyên vệ sinh tủ.
- Thay đổi vị trí của tủ
- Bảo quản tủ

5. Tủ lạnh bị lâu đông?
Kiểm tra:
- Để lon đá kín mít ngăn trên
- Làm đá bằng thố to quá
- Núm điều chỉnh ở vị trí nhỏ
- Lon làm đá bằng nhựa

Giải quyết:
- Chú ý khi sắp lon đá không nên làm bít lỗ thổi gió. Cạo tuyết đi để làm đá nhanh hơn.
- Làm đá lon nhỏ hơn sẽ đông nhanh hơn
- Chỉnh lại số lớn lên số 3,4 hay 5. Muốn làm đá nhanh nhanh hơn thì để ở vị trí MAX .
- Làm đá bằng lon nhôm nhanh hơn bằng lon nhựa.
- Tủ lạnh dùng để bảo quản thực phẩm là chính.

6. Tủ lạnh chạy có âm thanh lạ?
Kiểm tra:
- Đặt tủ lạnh chạm vào tường
- Có vật gì rớt chung quanh tủ
- Khay, kệ trong tủ lạnh hay máng nước sau tủ để không chắc, không cân bằng.
- Tủ lạnh đang hoạt động có tiếng ga sôi, tiếng kêu của lốc máy
- Lốc máy làm việc quá tải

Giải quyết:
- Không để tủ lạnh chạm vào vật khác.
- Kiểm tra xem có cái gì rớt vào tủ lạnh không
- Kê lại, gắn các khay lại cho chắc.
- Không có vấn đề gì
- Không nên bỏ thức ăn quá nhiều, làm đá nhiều.

7. Tủ lạnh bị nóng?
Kiểm tra:
- Dàn nóng của tủ lạnh bố trí ở sát vỏ tủ lạnh để tỏa nhiệt ra bên ngoài

Giải quyết:
- Không có vấn đề gì

8. Rờ vào tủ lạnh thấy bị tê, bị giựt?
Kiểm tra:
- Chưa nối mát cho tủ lạnh
- Tay ướt sờ vào tủ lạnh
- Tủ lạnh bị rò điện

Giải quyết:
- Đằng sau tủ lạnh có chỗ để nối mát, cần nối mát cho tủ lạnh.
- Đồ điện nào nếu không nối mát cũng bị giựt tê
- Tay khi mở tủ có khô ráo không
- Đường dây điện bị hở chạm vào tủ

9. Không hiểu rõ về cách sử dụng tủ lạnh?
Kiểm tra:
- Chưa đọc sách hướng dẫn sử dụng

Giải quyết:
- Nên đọc sách hướng dẫn sử dụng được cung cấp theo tủ lạnh mà khách hàng mua.

10. Tủ lạnh kêu khi đóng , mở cửa tủ?
Kiểm tra:
- Khi mở cửa tủ lạnh và đóng cửa tủ lạnh, lớp nhựa của tủ co giãn nên phát ra tiếng kêu nhẹ.

Giải quyết:
- Không có vấn đề gì.

11. Tủ bị lắc lư?
Kiểm tra:
- Cách lắm đặt tủ, sàn nhà hay chân tủ có được cố định chắc hay không.

Giải quyết:
- Nên lắp đặt tủ tại nơi có nền phẳng và chắc, điều chỉnh đế chân khi tủ bị lắc .

12. Đọng nước ở vỏ tủ, nắp tủ, cửa tủ?
Kiểm tra:
- Đệm cửa có bị hở hay không
- Vào mùa mưa có độ ẩm cao.

Giải quyết:
- Từ khe hở, khí lạnh sẽ thoát ra có khi làm đọng nước.
- Chỉ cần lấy giẻ khô lau sạch

13. Tủ lạnh hoàn toàn không hoạt động?
Kiểm tra:
- Kiểm tra lại phích cắm.
- Cầu chì hay công tắc điện có bị ngắt hay không.
- Điện áp nguồn có bị sụt áp hay không.
- Dây điện nguồn có tiếp xúc tốt vào ổ cắm nhiều đầu hay dùng dây điện nguồn nhỏ quá không.

Giải quyết:
- Hãy sử dụng ổ cắm chuyên dùng cho tủ lạnh
- Kiểm tra lại công tắc, cầu chì.
- Kiểm tra lại điện áp
- Gắn thêm thiết bị cung cấp điện áp ổn định cho tủ
- Điện áp thì có nhưng có thể dòng dòng điện qua dây dẫn lại không đủ.

14. Tủ không lạnh?
Kiểm tra:
- Mặt sau tủ hay nắp tủ có áp sát vào tường quá không.
- Ánh nắng mặt trời có trực tiếp chiếu vào tủ hay không.
- Trong tủ có chứa quá nhiều thực phẩm hay không.
- Có thể do thực phẩm chứa quá nhiều nước không được bao bọc lại.
- Có bỏ thực phẩm còn nóng vào tủ hay không.
- Cửa tủ có thể bị mở cửa liên tục , cửa có được đóng kín hoàn toàn hay không.
- Núm điều chỉnh có ở vị trí số 1 không.
Giải quyết:
- Không phát huy hết năng suất làm lạnh tối đa của tủ nên thay đổi vị trí đặt tủ.
- Thay đổi vị trí đặt tủ để tránh ánh sáng mặt trời
- Sự tuần hoàn của khí lạnh bị ngăn cản
- Bao bằng bọc nilon hay bỏ vào hộp đựng kín các thực phẩm có nhiều nước
- Làm nguội thức ăn nóng trước khi bỏ vào tủ.
- Để cửa hở thời gian lâu, nhiệt độ trong tủ lên rất cao, làm lạnh yếu.
- Vặn núm điều chỉnh về vị trí số 3-4

15. Thực phẩm ở ngăn dưới bị đông đá?
Kiểm tra:
- Có để thực phẩm dễ đông ở nơi tiếp xúc trực tiếp với khí lạnh sát dàn lạnh không.

Giải quyết:
- Đừng bỏ thực phẩm dễ đông ở phía trong cùng tủ, nên để phía ngoài tủ.
- Kiểm tra xem tủ có để núm điều chỉnh ở vị trí MAX hay không.

16. Tủ bị đóng đá nhiều?
Kiểm tra:
- Thực phẩm chứa nhiều nước có để nguyên không bao bọc lại hay không.
- Có bỏ thực phẩm còn nóng vào tủ hay không.
- Cửa đã đóng kín hoàn toàn không.

Giải quyết:
- Bao bằng bọc nilon hay bỏ vào hộp đựng kín các thực phẩm có nhiều nước.
- Làm nguội thức ăn nóng trước khi bỏ vào tủ.
- Thường xuyên kiểm tra cửa phải được đóng kín do hơi nước trong không khí sẽ đọng thành nước.

Nhận biết tủ lạnh thiếu gas và cách khắc phục

Khi tủ lạnh bị thiếu gas hoặc gas bị rò rỉ sẽ dẫn tới việc hư hại máy nén. Vậy làm cách nào để kiểm tra được gas có bị thiếu hoặc rò rỉ ở đâu trên dàn lạnh hay không?
Để nhận biết tủ lạnh bị hỏng do thiếu gas, bạn nên chú ý quan sát một số biểu hiện để có cách khắc phục ngay.

Biểu hiện
Ở những tủ lạnh bị thiếu gas hoặc rò rỉ ga là thời gian làm lạnh kéo dài (máy nén làm việc liên tục không nghỉ), dàn nóng chỉ hơi nóng còn dàn lạnh bám tuyết không đều hoặc không có tuyết bám.
Hệ thống ống dẫn gas bên ngoài.
Kiểm tra vị trí rò rỉ gas
Dùng que diêm để nhận biết thiếu gas (tuyệt đối không dùng bật lửa): đốt que diêm và hơ vào cuối dàn nóng (lúc hệ thống đang hoạt động). Nếu đoạn ống được hơ nóng không thể sờ tay vào được thì chắc chắn tủ thiếu gas, nếu tủ đủ gas thì môi chất (gas) sẽ bay hơi, làm đoạn bị đốt nóng nguội đi vì vậy có thể sờ tay vào đoạn hơ nóng.
Cũng có thể dùng bọt xà phòng: Cho block hoạt động sau đó bôi xà phòng lên đường ống, dàn nóng và dàn lạnh; bọt xà phòng nổi lên ở chỗ nào là chỗ đó bị thủng (thường thấy ở dàn lạnh).
Tìm vết dầu loang: Trước tiên phải lau sạch hệ thống cho block hoạt động và quan sát trên đường ống và các dàn trao đổi nhiệt. Ở đâu có vết dầu thì ở đó có lỗ thủng.

Dàn lạnh
Cách khắc phục
Với những lỗ rò rỉ gas được tìm thấy trên đường ống và dàn nóng thì sử dụng phương pháp hàn là đơn giản và phổ biến nhất.
Còn lỗ thủng trên dàn lạnh, đoạn ống nhôm có thể sửa bằng cách hàn nhôm hoặc dùng keo epuxi dán kín lỗ thủng.

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

Bảng mã lỗi điều hòa daikin inverter





Mã lỗi điều hòa Daikin
Bảng lỗi, mã lỗi của máy lạnh Daikin Inverter



 A0: Lỗi của thiết bị bảo vệ bên ngoài
. - Kiểm tra lại cài đặt và thiết bị kết nối bên ngoài
 - Thiết bị không tương thích
 - Lỗi bo dàn lạnh

 A1: Lỗi ở board mạch
 - Thay bo dàn lạnh

 A3: Lỗi ở hệ thống điều khiển mức nước xả(33H).
 - Điện khoâng được cung cấp - Kiểm tra công tắc phao.
 - Kiểm tra bơm nước xả
 - Kiểm tra đường ống nước xả có đảm bảo độ dốc không
 - Lỗi bo dàn lạnh
 - Lỏng dây kết nối

 A6: Motor quạt (MF) bị hỏng, quá tải.
 - Thay mô tơ quạt
 - Lỗi kết nối dây giữa mô tơ quạt và bo dàn lạnh
 A7: Motor cánh đảo gió bị lỗi
 - Kiểm tra mô tơ cánh đảo gió
 - Cánh đảo gió bị kẹt
 - Lỗi kết nối dây mô tơ Swing
 - Lỗi bo dàn lạnh

 A9: Lỗi van tiết lưu điện tử (20E)
. - Kiểm tra cuộn dây van tiết lưu điện tử, thân van
 - Kết nối dây bị lỗi
 - Lỗi bo dàn lạnh
 AF: Lỗi mực thoát nước xả dàn lạnh
 - Kiểm tra đường ống thoát nước,
 - PCB dàn lạnh.
 - Bộ phụ kiện tùy chọn (độ ẩm)bị lỗi

 C4: Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ(R2T) ở dàn trao đổi nhiệt
 - Kiểm tra cảm biến nhiệt độ đường ống gas lỏng
 - Lỗi bo dàn lạnh
 C5: Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ (R3T) đường ống gas hơi.
 - Kiểm tra cảm biến nhiệt độ đường ống ga hơi
 - Lỗi bo dàn lạnh

 C9: Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ (R1T) gió hồi
 . - Kiểm tra cảm biến nhiệt độ gió hồi
 - Lỗi bo dàn lạnh.
 CJ: Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ trên remote điều khiển.
 - Lỗi cảm biến nhiệt độ của điều khiển
 - Lỗi bo romote điều khiển

 E1: Lỗi của board mạch.
 - Thay bo mạch dàn nóng

 E3: Lỗi do sự tác động của công tắc cao áp.
 - Kiểm tra áp suất cao dẫn tới tác động của công tắc áp suất cao
 - Lỗi công tắc áp suất cao
 - Lỗi bo dàn nóng
 - Lỗi cảm biến áp lực cao
 - Lỗi tức thời
 - như do mất điện đột ngột

 E4: Lỗi do sự tác động của cảm biến hạ áp
. - Áp suất thấp bất thường(<0,07Mpa)
 - Lỗi cảm biến áp suất thấp.
 - Lỗi bo dàn nóng.
 - Van chặn không được mở

 E5: Lỗi do động cơ máy nén inverter
 - Máy nén inverter bị kẹt, bị dò điện, bị lỗi cuộn dây.
 - Dây chân lock bị sai (U,V,W)
 - Lỗi bo biến tần
 - Van chặn chưa mở.
 - Chênh lệch áp lực cao khi khởi động( >0.5Mpa)

 E6: Lỗi do máy nén thường bị kẹt hoặc bị quá dòng.
 - Van chặn chưa mở.
 - Dàn nóng không giải nhiệt tốt
 - Điện áp cấp không đúng
 - Khởi động từ bị lỗi
 - Hỏng máy nén thường
 - Cảm biến dòng bị lỗi

 E7: Lỗi ở mô tơ quạt dàn nóng.
 - Lỗi kết nối quạt và bo dàn nóng
 - Quạt bị kẹt
 - Lỗi mô tơ quạt dàn nóng
 - Lỗi bo biến tần quạt dàn nóng

 F3: Nhiệt độ đường ống đẩy không bình thường.
 - Lỗi kết nối của cảm biến nhiệt độ ống đẩy.
 - Cảm biến nhiệt độ ống đẩy bị lỗi hoặc sai vị trí
 - Lỗi bo dàn nóng
 H7: Tín hiệu từ mô tơ quạt dàn nóng không bình thường.
 - Lỗi quạt dàn nóng
 - Bo Inverter quạt lỗi
 - Dây truyền tín hiệu lỗi

 H9: Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ (R1T) gió bên ngoài.
 - Kiểm tra cảm biến nhiệt độ gió ra dàn nóng bị lỗi
 - Lỗi bo dàn nóng
 J2: Lỗi ở đầu cảm biến dòng điện.
 - Kiểm tra cảm biến dòng bị lỗi
 - Bo dàn nóng bị lỗi

 J3: Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ đường ống gas đi (R31T~R33T).
 - Lỗi cảm biến nhiệt độ ống đẩy
 - Lỗi bo dàn nóng
 - Lỗi kết nối của cảm biến nhiệt độ
 J5: Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ (R2T) đường ống gas về.
 - Lỗi cảm biến nhiệt độ ống hút
 - Lỗi bo dàn nóng
 - Lỗi kết nối của cảm biến nhiệt độ

 J9: Lỗi cảm biến độ quá lạnh(R5T)
 - Lỗi cảm biến độ quá lạnh R5T
 - Lỗi bo dàn nóng

 JA: Lỗi ở đầu cảm biến áp suất đường ống gas đi.
 - Lỗi cảm biến áp suất cao
 - Lỗi bo dàn nóng
 - Lỗi kết nối của cảm biến nhiệt độ hoặc vị trí sai
 JC: Lỗi ở đầu cảm biến áp suất đường ống gas về.
 - Lỗi cảm biến áp suất thấp
 - Lỗi bo dàn nóng
 - Lỗi kết nối của cảm biến nhiệt độ hoặc vị trí sai

 L4: Lỗi do nhiệt độ cánh tản nhiệt bộ biến tần tăng.
 - Nhiệt độ cánh tản nhiệt tăng cao (≥93°C)
 - Lỗi bo mạch
 - Lỗi cảm biến nhiệt độ cánh tản nhiệt

 L5: Máy nén biến tần bất thường
 - Hư cuộn dây máy nén Inverter
 - Lỗi khởi động máy nén
 - Bo Inverter bị lỗi

 L8: Lỗi do dòng biến tần không bình thường.
 - Máy nén Inverter quá tải
 - Lỗi bo Inverter
 - Máy nén hỏng cuộn dây( dò điện, dây chân lock…)
 - Máy nén bị lỗi

 L9: Lỗi do sự khởi động máy nén biến tần.
 - Lỗi máy nén Inverter
 - Lỗi dây kết nối sai(U,V,W,N)
 - Không đảm bảo chênh lệch áp suất cao áp và hạ áp khi khơi động
 - Van chặn chưa mở
 - Lỗi bo Inverter

 LC: Lỗi do tín hiệu giữa bo Inverter và bo điều khiển
 - Lỗi do kết nối giữa bo Inverter và bo điều khiển dàn nóng
 - Lỗi bo điều khiển dàn nóng
 - Lỗi bo Inverter
 - Lỗi bộ lọc nhiễu
 - Lỗi quạt Inverter
 - Kết nối quạt không đúng
 - Lỗi máy nén
 - Lỗi mô tơ quạt

 P4: Lỗi cảm biến tăng nhiệt độ cánh tản nhiệt Inverter
 - Lỗi cảm biến nhiệt độ cánh tản nhiệt
 - Lỗi bo Inverter

 PJ: Lỗi cài đặt công suất dàn nóng
 - Chưa cài đặt công suất dàn nóng
 - Cài đặt sai công suất dàn nóng khi thay thế bo dàn nóng

 U0: Cảnh báo thiếu ga
 - Thiếu ga hoặc ngẹt ống ga (lỗi thi công đường ống)
 - Lỗi cảm biến nhiệt (R4T, R7T)
 - Lỗi cảm biến áp suất thấp
 - Lỗi bo dàn nóng

 U1: Ngược pha, mất pha
 - Nguồn cấp bị ngược pha
 - Nguồn cấp bị mất pha
 - Lỗi bo dàn nóng

 U2: Không đủ điện áp nguồn hoặc bị tụt áp nhanh.
 - Nguồn điện cấp không đủ
 - Lỗi nguồn tức thời
 - Mất pha
 - Lỗi bo Inverter
 - Lỗi bo điều khiển dàn nóng
 - Lỗi dây ở mạch chính
 - Lỗi máy nén
 - Lỗi mô tơ quạt
 - Lỗi dây truyền tín hiệu

 U3: Lỗi do sự vận hành kiểm tra không dược thực hiện.
 - Chạy kiểm tra lại hệ thống

 U4: Lỗi do đường truyền tín hiệu giữa các dàn lạnh và dàn nóng
 - Dây giữa dàn lạnh-dàn nóng
 - Nguồn dàn nóng hoặc dàn lạnh bị mất
 - Hệ thống địa chỉ không phù hợp
 - Lỗi bo dàn lạnh
 - Lỗi bo dàn nóng

 U5: Lỗi do đường truyền tín hiệu giữa dàn lạnh và remote.
 - Kiểm tra đường truyền giữa dàn lạnh và remote
 - Kiểm tra lại cài đặt nếu 1 dàn lạnh sử dụng 2 remote
 - Lỗi bo remote - Lỗi bo dàn lạnh
 - Lỗi có thể xảy ra do nhiễu

 U7: Lỗi truyền tín hiệu giữa các dàn nóng
 - Kiểm tra kết nối giữa dàn nóng và Adapter điều khiển C/H
 - Kiểm tra dây tín hiệu giữa dàn nòng với dàn nóng
 - Kiểm tra bo mạch dàn nóng
 - Lỗi Adapter điều khiển Cool/Heat
 - Adapter điều khiển Cool/Heat không tương thích
 - Địa chỉ không đúng(dàn nóng và Adapter điều khiển C/H)

 U8: Lỗi đường truyền tín hiệu giữa các remote “M” và ”S”.
 - Kiểm tra lại dây truyền tín hiệu giữa remote chính và phụ
 - Lỗi bo remote
 - Lỗi kết nối điều khiển phụ

 U9: Lỗi do đường truyền tín hiệu giữa các dàn lạnh và dàn nóng trong cùng một hệ thống.
 - Kiểm tra lại Dây truyền tín hiệu bên trong và bên ngoài hệ thống
 - Kiểm tra lại van tiết lưu điện tử trên dàn lạnh của hệ thống
 - Lỗi bo dàn lạnh của hệ thống
 - Lỗi kết nối giữa dàn nóng và dàn lạnh

 UA: Lỗi do vượt quá số dàn lạnh, v.v...
 - Kiểm tra lại số lượng dàn lạnh
 - Lỗi bo dàn nóng
 - Không tương thích giữa dàn nóng và dàn lạnh
 - Không cài đặt lại bo dàn nóng khi tiến hành thay thế
 - Trùng lặp địa chỉ ở remote trung tâm.
 - Kiểm tra lại địa chỉ của hệ thống và cài đặt lại

 UE: Lỗi do đường truyền tín hiệu giữa remote điều khiển trung tâm và dàn lạnh.
 - Kiểm tra tín hiệu giữa dàn lạnh và điều khiển trung tâm
 - Lỗi truyền tín hiệu của điều khiển chủ (master)
 - Lỗi bo điều khiển trung tâm
 - Lỗi bo dàn lạnh

 UF: Hệ thống lạnh chưa được lắp đúng, không tương thích dây điều khiển / đường ống gas.
 - Kiểm tra tín hiệu giữa dàn lạnh và dàn nóng
 - Lỗi bo dàn lạnh
 - Van chặn chưa mở
 - Không thực hiện chạy kiểm tra hệ thống

 UH: Sự cố về hệ thống, địa chỉ hệ thống gas không xác định
 - Kiểm tra tín hiệu dàn nóng
-dàn lạnh, dàn nóng
-dàn nóng
 - Lỗi bo dàn lạnh
 - Lỗi bo dàn nóng Tài liệu do Daikin Việt Nam cung cấp
...
 Nguồn: Internet

Bảng mã lỗi máy lạnh Panasonic

Cách truy vấn mã lỗi máy lạnh trên remote:
1. Dùng que tăm nhấn giữ nút CHECK khoảng 5 giây, cho đến khi màn hình hiện dấu - -
2. Hướng remote control về máy lạnh bị lỗi, nhấn giữ nút TIMER, mỗi lần nhấn nút màn hình sẽ tuần tự hiện mã lỗi và đèn báo POWER trên máy lạnh sẽ chớp một lần để xác nhận tín hiệu.
3. Khi đèn báo POWER sáng và máy lạnh phát tiếng bíp liên tục trong 4 giây, mã lỗi đang xuất hiện trên màn hình là mã lỗi của máy lạnh đang gặp.
4. Chế độ truy vấn mã lỗi sẽ ngắt khi nhấn giữ nút CHECK trong 5 giây hoặc tự kết thúc sau 20 giây nếu không thực hiện thêm thao tác.
5. Tạm thời xóa lỗi trên máy lạnh bằng cách ngắn nguồn cung cấp hoặc nhấn AC RESET và cho máy lạnh hoạt động để kiểm tra lỗi có xuất hiện lại không.
Mã lỗi: 00H
- Không có bất thường phát hiện
Mã lỗi: 11H
- Lỗi đường dữ liệu giữa dàn lạnh và dàn nóng.
Mã lỗi: 12H
- Lỗi khác công suất giữa dàn nóng và dàn lạnh.
Mã lỗi: 14H
- Lỗi cảm biến nhiệt độ phòng
Mã lỗi: 15H
- Lỗi cảm biến nhiệt máy nén.
Mã lỗi: 16H
- Dòng điện tải máy nén quá thấp.
Mã lỗi: 19H
- Lỗi quạt khối trong nhà.
Mã lỗi: 23H
- Lỗi cảm biến nhiệt độ giàn lạnh
Mã lỗi: 25H
- Mạch e-ion lỗi
Mã lỗi: 27H
- Lỗi cảm biến nhiệt độ ngoài trời.
Mã lỗi: 28H
- Lỗi cảm biến nhiệt độ giàn nóng.
Mã lỗi: 30H
- Lỗi cảm biến nhiệt độ ống ra của máy nén.
Mã lỗi: 33H
- Lỗi kết nối khối trong và ngoài.
Mã lỗi: 38H
- Lỗi khối trong và ngoài không đồng bộ.
Mã lỗi: 58H
- Lỗi mạch PATROL
Mã lỗi: 59H
- Lỗi mạch ECO PATROL
Mã lỗi: 97H
- Lỗi quạt dàn nóng
Mã lỗi: 97H
- Nhiệt độ dàn lạnh quá cao ( chế độ sưởi ấm)
Mã lỗi: 99H
- Nhiệt độ giàn lạnh quá thấp. ( đóng băng )
Mã lỗi: 11F
- Lỗi chuyển đổi chế độ làm lạnh / Sửi ấm
Mã lỗi: 90F
- Lỗi trên mạch PFC ra máy nén.
Mã lỗi: 91F
- Lỗi dòng tải máy nén quá thấp.
Mã lỗi: 93F
- Lỗi tốc độ quay máy nén.
Mã lỗi: 95F
- Nhiệt độ giàn nóng quá cao.
Mã lỗi: 96F
- Quá nhiệt bộ transistor công suất máy nén (IPM)
Mã lỗi: 97F
- Nhiệt độ máy nén quá cao.
Mã lỗi: 98F
- Dòng tải máy nén quá cao.
Mã lỗi: 99F
- Xung DC ra máy nén quá cao.
...
Nguồn: Internet

Đối tác

loading... CƠ - ĐIỆN - LẠNH