CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI TRANG CƠ - ĐIỆN - LẠNH


Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

Đo và nạp gas điều hòa đúng quy trình

Ngày nay để nhằm tránh các hiện tượng thiếu gas hay dư gas thì các nhà sản xuất đã ghi thông số gas, áp suất hút, dòng điện làm việc trên tem và gắn lên bên hông dàn nóng để nhân viên làm theo cho chính xác để máy hoạt động đạt được hiệu quả cao nhất.
Điều hòa nói riêng và các thiết bị làm lạnh nói chung, nguyên lý hoạt động đều phải dùng môi chất lạnh (chủ yếu là gas lạnh). Gas lạnh trong trong các thiết bị làm lạnh hoạt động dưới một vòng tròn khép kín.

Đối với điều hòa áp suất gas lạnh rất quan trọng trong hệ thống làm lạnh, nếu thiếu gas thì hệ thống làm lạnh kém hiệu quả => quá trình làm lạnh diễn ra chậm => năng suất lạnh thấp => hư hại block (máy nén) máy lạnh => gây thiệt hại về kinh tế cũng như giảm tuổi thọ cho hệ thống lạnh,….Nếu dư gas lạnh thì càng nguy hiểm hơn, nó có thể làm hỏng block máy lạnh chỉ trong vòng một vài tuần trở lại từ khi trong hệ thống bắt đầu có dư gas.

1. Các dụng cụ gồm
–  Đồng hồ đo gas

–  Amper kiềm:


– Bình Gas điều hòa ( các loại Gas thường dùng là R22, R410A và R134A)

- Bơm hút chân không ( thường dùng trong quá trình nạp gas R410A )

2. Quy trình nạp gas điều hòa

Ta có thứ tự gắn các dụng cụ đo và cân chỉnh gas như sau:
Gắn một đầu dây (không có đầu ti van) vào đồ hồ đo áp gas, một đầu còn lại gắn vào dàn nóng tại đường hút nạp gas. Nhìn kim chỉ trên đồng hồ xem lượng gas thừa hay thiếu, nếu thiếu, thừa thì làm bước tiếp theo.

Gắn một dây còn lại vào đồng hồ đo, một đầu còn lại gắn vào bình gas thì thực hiện việc nạp gas hay rút gas. Nhưng nên chú ý trước khi nạp gas thì phải xả không khí trong đường ống của hai dây ra vì chúng ta không thể để Gas vào không khí lẫn vào nhau và cùng chạy vào hệ thống được, nếu có không khí lẫn vào hệ thống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình làm lạnh của máy lạnh.

Sau khi cân chỉnh cho gas phù hợp thì khóa van ở bình gas trước, rồi khóa van ở dàn nóng, tiếp đến mới khóa van ở đồng hồ đo để nhắm tránh sự thất thoát gas trong hệ thống và tránh sự rò rỉ gas ra môi trường làm độc hại đến tầng ozone.

Tiến hành nạp gas cho hệ thống:
+  Đối với hệ thống sử dụng gas R22: Nạp lỏng cho máy trước 1 lượng lớn hơn 60% lượng gas định mức của máy. Cho máy hoạt động và tiếp tục nạp gas ở trạng thái hơi. Áp suất gas đường hút nạp đủ theo qui định.

+  Đối với hệ thống sử dụng gas R134A: Nạp lỏng cho máy trước 1 lượng lớn hơn 60% lượng gas định mức của máy. Cho máy hoạt động và tiếp tục nạp gas ở trạng thái hơi. Áp suất gas đường hút nạp đủ theo qui định.

+  Đối với hệ thống sử dụng gas R410A: Chỉ được nạp lỏng chứ không được nạp hơi. Dùng đồng hồ nạp gas và van nạp gas chuyên dụng dành riêng cho gas R410A. Dùng cân điện tử nạp đúng giá trị khối lượng định mức của máy. Dùng máy rò rỉ gas kiểm tra lại các vị trí vừa mới xử lý xì xem có rỏ rỉ hay không. Bên cạnh đó: cần xem tài liệu kỹ thuật của máy để tính lượng gas nạp bổ sung theo chiều dài đường ống cho phù hợp.

Trong quá trình nạp gas, phải theo dõi dòng điện làm việc của máy nén. Lượng gas nạp đủ phải tương ứng với dòng làm việc định mức của máy. Tránh trường hợp nạp dư hoặc thiếu gas vừa gây lãng phí vừa ảnh hưởng đến máy.


Sau đó theo dõi hệ thống hoạt động nhé để gas được luân chuyển thì việc cân chỉnh gas mới chính xác được. Sau khi cân chỉnh gas xong thì cứ để máy chạy test khoảng 30 – 60 phút cho máy chạy ổn định lại các thông số nhiệt động vừa mới thay đổi.

Lưu ý : Theo kinh nghiệm  thì hiện tượng thiếu gas diễn ra phổ biến hầu như ở tất cả các máy có thời gian sử dụng khoảng 1 năm trở lên còn hiện tượng dư gas thi hầu như ít xảy ra, nó chỉ xảy ra khi nhân viên lắp đặt điều hòa, nạp gas có năng lực kém dẫn đến nạp gas bị sai thông số. Ngày nay để nhằm tránh các hiện tượng như vậy thì các nhà sãn xuất đã ghi thông số gas, áp suất hút, dòng điện làm việc trên tem và gắn lên bên hông giàn nóng để nhân viên làm theo cho chính xác để máy hoạt động đạt được hiệu quả cao nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đối tác

loading... CƠ - ĐIỆN - LẠNH