CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI TRANG CƠ - ĐIỆN - LẠNH


Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

Chẩn đoán sự cố máy lạnh bằng trực quan





Đa số người dùng máy lạnh đều không hiểu nhiều về máy lạnh, nên có thể vì một lý do đơn giản nào đó máy không lạnh, người sử dụng không biết cách khắc phục dẫn đến hư hỏng nặng hơn.
Bài viết này nhằm giúp người sử dụng các thể tự chẩn đoán một số sự cố máy lạnh bằng trực quan (nhìn, nghe, sờ, ngửi…) trước khi gọi đến các đơn vị sửa chữa. Tuy nhiên sẽ có một số trường hợp không thể chẩn đoán bằng trực quan mà cần phải có thiết bị và nhân viên kinh nghiệm để kiểm tra.
Vì lý do an toàn điện, chúng tôi không khuyến khích người sử dụng tự sửa chữa máy lạnh, trừ các trường hợp như điều chỉnh romte hoặc kiểm tra đóng mở CB nguồn.

Máy lạnh mất nguồn

Hiện tượng : khi mở CB hoặc cầu dao mà không nghe tiếng “bíp” trên dàn lạnh.
Nguyên nhân & cách xử lý:+ Hở mạch : kiểm tra nguồn vào tại CB, cầu dao, chỗ đấu dây trên dàn lạnh có bị hở không.+ CB hư : CB bị nóng hoặc gạt lên gạt xuống lúc có điện lúc không, trường hợp này nên thay CB mới với dòng cắt tương đương CB cũ. + Hư board điều khiển trên dàn lạnh: Trong trường hợp này bạn nên gọi nhân viên kỹ thuật đến kiểm tra.

Remote bấm không có tác dụng.

Hiện tượng : Khi hướng remote về board nhận tín hiệu trên dàn lạnh và bấm các nút điều khiển mà không nghe tín hiệu hồi đáp. 
Nguyên nhân & cách xử lý:+ Pin yếu hoặc hết pin: thay pin mới.+ Remote hư: sử dụng remote cùng loại khác để kiểm tra. + Board nhận tín hiệu trên dàn lạnh hư: thay cảm biến hồng ngoại hoặc thay board.

Gió thổi ra khỏi dàn lạnh có mùi hôi.

Nguyên nhân & cách xử lý:
+ Có mùi hôi nấm mốc: do lâu ngày không sử dụng nên có nấm mốc trong dàn lạnh. Máy chạy khoảng một chút sẽ hết mùi hôi. Nên vệ sinh máy vì nấm mốc không tốt cho sức khỏe.
+ Có mùi hôi nhà vệ sinh: do ống nước xả dàn lạnh nối trực tiếp với hệ thống ống nước xả nhà vệ sinh hoặc hố gas mà không có bẫy hơi, mùi hôi trong ống xả hoặc hố gas đi ngược vào dàn lạnh gây hôi.

+ Có mùi hắc của gas: dàn lạnh bị xì gas. Trường hợp này nên tắt máy và mở cửa phòng và quạt hút cho thông thoáng. Gas lạnh ở nồng độ cao sẽ gây choáng hoặc bất tỉnh nếu hít phải.


Dàn lạnh bị chảy nước, vỏ dàn lạnh bị đọng sương, gió thổi ra ở dạng sương hoặc thổi ra giọt nước, dàn lạnh bị đóng tuyết.

Nguyên nhân & cách xử lý:
+ Đa số các trường hợp này là do dàn lạnh bị dơ, cần phải vệ sinh.
+ Nếu dàn lạnh bị chảy nước nhiều: ống nước xả bị nghẹt hoặc bị sút.
+ Nếu dàn lạnh thổi ra giọt nước: dàn lạnh quá dơ. Trong một số trường hợp là do lỗi nhà sản xuất, các dàn lạnh này có một số khe hở quá lớn nên quạt hút luôn các giọt nước thổi ra ngoài.
+ Dàn lạnh bị đóng tuyết: quạt dàn lạnh không quay hoặc quay chậm. Nên sửa quạt ngay nếu không có thể dẫn tới hư máy nén (Block).


Máy không lạnh hoặc lúc lạnh lúc không

Có rất nhiều nguyên nhân cần kiểm tra:
+ Chỉnh chế độ hoạt động trên remote không đúng : kiểm tra trên remote đã chỉnh đúng chế độ (mode) Cool hoặc Auto không, nếu không thì chỉnh lại. Các chế độ Dry, Fan, Heat đều không làm lạnh. Một số trường hợp bật chế độ Timer cũng có thể không lạnh. Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng kèm theo máy để sử dụng máy đúng cách. Trường hợp này thường gặp rất nhiều và gây bực mình cho các nhân viên kỹ thuật.
+ Xì hết gas: kiểm tra rất dễ bằng cách quan sát 2 ống đồng nối vào dàn nóng, cả 2 ống nhỏ và lớn đều không ướt, sờ vào không lạnh (khi máy lạnh hoạt động tốt, cả 2 ống đều có nhiệt độ gần bằng nhau khoảng 5-7 độ C, nhìn bằng mắt 2 ống đều bị ướt). Gió thổi ra dàn nóng không nóng.
+ Quạt dàn nóng bị sự cố: theo dõi khoảnh 10-20 phút không thấy quạt dàn nóng quay hoặc quay chậm hơn bình thường. Khi quạt dàn nóng không quay hoặc quay chậm, máy nén (Block) sẽ chạy và ngưng bất thường (lắng nghe tiếng máy nén chạy).
+ Máy nén (block) bị sự cố: quạt dàn nóng quay nhưng máy nén không chạy (không nghe tiếng máy nén chạy).
+ Board điều khiển trên dàn lạnh hư.
+ Trường hợp máy lúc lạnh lúc không là do chỉnh remote ở chế độ Dry hoặc sự cố ở dàn nóng hoặc bị thiếu gas.
Trong tất cả các trường hợp này, người sử dụng nên tắt máy và gọi ngay nhân viên kỹ thuật đến sửa, không nên cho máy chạy tiếp vì sẽ dẫn tới hư máy nén.


Máy kém lạnh

+ Bị thiếu gas: quan sát 2 ống đồng nối vào dàn nóng, ống nhỏ bị bám tuyết, ống lớn không ướt nếu sờ vào không lạnh lắm. Gió thổi ra dàn nóng không nóng lắm.
+ Dàn lạnh và dàn nóng bị dơ.
+ Máy không đủ công suất do lắp vào phòng quá lớn (máy 1HP chỉ có thể làm lạnh cho phòng sinh hoạt gia đình tối đa 45m3 ở nhiệt độ khoảng 24-25 độ C).

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

So sánh máy lạnh Panasonic, Daikin và Toshiba

Khi nói đến những dòng máy lạnh có chất lượng tốt, độ bền cao, người ta thường nhắc tới máy lạnh Panasonic, Daikin và Toshia. Mỗi loại máy có những ưu điểm và nhược điểm riêng để người tiêu dùng nên cân nhắc trước khi chọn mua.
Thương hiệu
Điều hòa Panasonic và Toshiba có mặt tại Việt Nam từ rất lâu, quen thuộc và nhận được sự tin tưởng với người tiêu dùng. Thêm vào đó, các hoạt động quảng cáo, PR, chính sách hậu mãi và phân phối của hai hãng này khá tốt nên được nhiều người biết đến.
Còn Daikin mới góp mặt tại thị trường máy lạnh Việt Nam vài năm gần đây, việc quảng cáo chưa được chú trọng nên người tiêu dùng ít biết đến dòng điều hòa này và khá dè dặt khi chọn mua. Điều hòa Daikin nhập vào Việt Nam đều có xuất xứ từ Thái Lan nên người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm.
Giá cả
Đây là 3 dòng máy lạnh có giá thành cao, phù hợp với những người có thu nhập tầm trung trở lên. Giá cao cũng đi liền với chất lượng nên bạn sẽ thấy số tiền mình bỏ ra rất đáng đồng tiền bát gạo.
Tùy vào công ty, cửa hàng, siêu thị mà giá cả các loại máy lạnh này có sự chênh lệch khác nhau tùy thuộc vào loại có công nghệ inverter hay không, 1 chiều hay 2 chiều. Ví dụ: Giá cả 3 dòng máy lạnh này tại Công ty TNHH Lâm Quang Đại như sau: Máy lạnh Daikin 9.000 BTU giá 9.500.000 đồng, Panasonic cùng công suất giá 10.600.000 đồng, Toshiba là 11.700.000 đồng; máy lạnh Daikin 12.000 BTU giá 13.650.000 đồng, Panasonic là 12.400.000 đồng, Toshiba là 13.800.000 đồng. Trong khi đó, tại siêu thị Pico, máy lạnh Toshiba inverter 1 chiều công suất 12.000 BTU giá 10.390.000 đồng, Panasonic cùng loại giá 11.990.000 đồng, Daikin là 16.750.000 đông.
Khả năng tiết kiệm điện
Daikin vẫn là dòng máy lạnh đứng đầu về khả năng tiết kiệm điện. Đây cũng là hãng đầu tiên phát minh và ứng dụng công nghệ inverter vào điều hòa nhiệt độ, tăng khả năng tiết kiệm điện và tạo sự thoải mái cho người sử dụng.
Chế độ bảo hành
Hãng Panasonic và Toshiba đều bảo hành sản phẩm máy lạnh trong vòng 1 năm. Với máy lạnh Panasonic, nhà sản xuất còn thiết kế dàn tản nhiệt ngoài trời có thể chống lại sự ăn mòn của không khí, mưa và các tác nhân khác. Đặc biệt, tuổi thọ của dàn tản nhiệt lên gấp 3 lần nhờ lớp mạ chống gỉ sét bên ngoài.
Riêng với điều hòa Daikin được bảo hành hệ thống 1 năm cộng thêm 4 năm cho block nén khí nên người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm về độ bền của sản phẩm.  Thêm vào đó, dàn nóng được phủ lớp nhựa acrylic làm tăng cường khả năng chống lại mưa axit và hơi muối, chống ăn mòn. Lớp màng bên trong dàn nóng có khả năng chống thấm nước để tránh bị rỉ sét gây ra do nước đọng.
Nhược điểm của 3 dòng máy lạnh
- Daikin: Các loại máy dân dụng (công suất nhỏ từ 1HP - 1.5HP) của Daikin thường có cấu tạo khá phức tạp nên khi gặp trục trặc thì yêu cầu thợ phải tay nghề cao mới khắc phục được.
- Toshiba là hãng duy nhất hiện nay thiết kế board mạch điều chỉnh lưu lượng gió ngay trên khu vực motor quạt dàn lạnh. Motor quạt dàn lạnh thường là motor kín nước, nhưng boar mạch điều khiền lưu lượng gió của Toshiba lại không kín nước. Do đó, khi vệ sinh cần chú ý không để nước dính vào board mạch gây chết board.
- Panasonic: Nguồn gốc của điều hòa nhiệt độ Panasonic khó xác định. Nếu là nhập khẩu từ Malaysia thì có chất lượng tốt, làm lạnh sâu; nếu là hàng Trung Quốc thì chất lượng kém hơn. Tuy nhiên, trên thị trường, điều hòa Panasonic hàng Trung Quốc dán mác và bán theo giá hàng Malaysia rất nhiều.
...
Nguồn: www.tinhky.com

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Cách sử dụng và tự bảo dưỡng điều hòa ô tô của lái xe giàu kinh nghiệm

Nếu sử dụng và thường xuyên bảo dưỡng điều hòa Ô tô đúng cách sẽ tiết kiệm tiền Sửa chữa và kéo dài tuổi thọ Điều hòa Ô tô
Điều hòa ô tô bị hỏng thì… nóng và tốn tiền sửa chữa. Sử dụng điều hòa trên xe đúng cách giúp tiết kiệm nhiên liệu, duy trì độ bền cho hệ thống và bảo đảm sức khỏe cho lái xe.
Sử dụng điều hòa Ô tô đúng cách
Chú ý khi sử dụng điều hòa Ô tô:
1. Nhiều Lái xe có thói quen khi lên xe là bật điều hòa (nút A/C) để mau làm mát xe, như vậy khi xe đang khởi động ở vòng quay thấp đã phải chịu tải lớn sẽ dễ làm hỏng và rất hại đến bình điện. Tốt nhất khi khởi động bạn hạn chế sử dụng các thiết bị điện, không bật điều hòa. Trong lúc đợi máy chạy ổn định bạn có thể hạ kính xuống và bật quạt tốc độ thấp để hơi nóng trong xe thoát ra. Khi máy chạy đều bạn có thể bật A/C, đóng cửa kính và sau đó tăng dần mức quạt phù hợp để tạo độ lạnh đến khi vừa ý.

2. Về chế độ lấy gió khi xe chạy: Thông thường bạn nên để quạt lấy gió ngoài để xe có dưỡng khí, chỉ nên lấy gió trong khi vừa bật A/C để không khí bên trong mau được làm lạnh. Hiện nay, một số xe đời mới có cả chế độ cài đặt tự động, sau 5 phút lấy gió trong sẽ chuyển sang chế độ lấy gió ngoài.
Ngoài ra, bộ phận cảm ứng có thể nhận biết được không khí ô nhiễm khi đi ngang các khu vực bụi bẩn, sẽ tự động chuyển sang lấy gió trong. Nếu xe bạn không có chế độ cài đặt lấy gió tự động, hoặc có tự động nhưng cảm biến không nhận được mùi khó chịu thì bạn phải tự động chuyển khi cần.

3. Nên chuyển sang chế độ lấy gió trong khi đi trời lạnh và mưa to tránh lấy không khí ẩm có thể gây đọng nước đóng giọt trong cabin.

4. Trước khi tắt máy, bạn tắt A/C trước và đợi khoảng 30 giây, sau đó tắt quạt. Không nên tắt đột ngột cùng lúc động cơ và điều hòa.

5. Khi đi xe qua vùng ngập nước cao, tốt nhất là tắt điều hòa bao gồm cả quạt gió (tránh chết máy, có thể mở một phần cửa kính lấy không khí mát ngoài trời) nhằm tránh rác bẩn theo nước làm kẹt cánh quạt.
Sơ đồ điều hòa Ô tô tự động
Nếu cánh quạt bị kẹt, gây ra hiện tượng đứt cầu chì quạt gió, động cơ xe sẽ không được làm mát – gặp trường hợp này phải tắt máy xe và thay cầu chì.

6. Bạn nên ghi sổ ngày bảo trì, bảo dưỡng điều hòa để vệ sinh bảo đưỡng đúng hạn tại các Gara Ô tô Uy tín sẽ giảm chi phí sửa chữa và kéo dài tuổi thọ. Thường xuyên bảo dưỡng điều hòa Ô tô đúng cách cũng góp phần bảo vệ môi trường trái đất thêm xanh.

Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

Lắp đặt máy lạnh chuyên nghiệp

Khâu lắp ráp máy lạnh khá là quan trọng, nếu lắp đặt không đúng kỹ thuật sẽ ảnh hưởng đến cách vận hành hay tuổi thọ của máy lạnh. Vì thế TKC khuyên bạn không nên tự ý lắp ráp máy lạnh khi chưa hiểu biết các kỹ thuật của nó. Để an toàn nhất bạn nên gọi cho dịch vụ điện lạnh chuyên lắp ráp máy lạnh uy tín đến khảo sát và lắp đặt.

Công việc này tưởng chừng đơn giản nhưng không hề đơn giản chút nào, chỉ cần “sai một ly đi một dặm” ngay. Nó đòi hỏi phải có sự hiểu biết và kinh nghiệm trong lĩnh vực lắp đặt máy lạnh, điều đó thì TKC làm được. Vậy khi có nhu cầu lắp đặt hay di dời máy lạnh, quý khách có thể yên tâm sử dụng dịch vụ chúng tôi, chúng tôi cam đoan sẽ làm cho bạn hài lòng.

Lắp đặt, di dời máy lạnh các loại:
Lắp đặt máy lạnh âm trần
Lắp đặt máy lạnh áp trần
Lắp đặt máy lạnh tủ đứng
Lắp máy lạnh treo tường


Các bước lắp đặt máy lạnh
Việc đầu tiên nên khảo sát kỹ nơi lắp máy lạnh
Lấy thước thủy đo thăng bằng để đặt giá treo giàn lạnh
Lấy điểm cố định, khoang lỗ bắt vít, bắt giá đỡ chắc chắn
Khoang lỗ đặt ống đồng. Tùy thế có thể lắp ống thoát nước tùy vào vị trí thích hợp
Xác định vị trí dàn nóng sao cho nối với dàn lạnh dễ dàn
Khoan giá đỡ dàn nóng thật chắc chắn
Đi gen cách nhiệt, quấn si để bảo vệ ghen cách nhiệt lâu ngày bị mục
Nối ống đồng giữa dàn nóng và dàn lạnh
Thổi gió(hút chân không) để sạch không khí trong dàng
Sạc gas, thử xì
Nối nguồn điện
Dùng Ampe kiềm kiểm tra dòng điện định mức chuẩn
Dùng đồng hồ đo gas kiểm tra lượng gas từ 60 – 75 PSI đối với gas R22, 120 – 170PSI đối với gas R410
Cho máy lạnh vận hành chạy thử - kiểm tra máy hoạt động.

Đối với dàn nóng khi lắp cần chú ý:
Đối với dàn nóng không nên đặt tiếp đất
Đặt nơi thông thoáng, tránh mưa, tránh nắng
Đảm bảo thế lắp vững chắc, ít tiếng ồn rung động khi hoạt động.
Gió thổi ra từ dàn nóng không bị cản trở. 
Tường đối diện cách với dàn nóng phải ≥ 60 cm
Lắp dàn nóng sao cho thuận tiện việc tháo dỡ, di dời, bảo dưỡng, bảo trì máy lạnh
Tránh lắp dàn nóng nơi nhiều người qua lại



Khảo sát vị trí nơi lắp dàn lạnh
Một điều cấm kỵ không nên lắp dàn lạnh và dàn lạnh gần nhau
Dàn nóng phải được lắp chắc chắn, an toàn.
Tránh để dàn lạnh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời chiếu vào.
Lắp đặt đường ống thoát nước từ dàn lạnh ra ngoài hợp lý và thẩm mỹ, đặc biệt phải có độ dốc
Phòng lắp đặt máy lạnh phải kín, không quá nhiều lỗ thoáng
Nên tránh các thiết bị tải nhiệt đặt gần máy lạnh như: tủ lạnh, máy tính,...
Đặt dàn lạnh sao cho thuận tiện việc vệ sinh, bảo trì máy lạnh

Sơ đồ cách nạp gas - kiểm tra gas - Kiểm tra độ chân không cho máy lạnh


Sơ đồ cách nạp gas - kiểm tra gas cho máy lạnh


Nạp gas cho máy lạnh thông thường thì ta chú ý đến áp suất hút khi máy làm việc, môi chất sử dụng và chỉ số dòng điện làm việc của moto máy nén, tùy vào nhiệt độ dàn lạnh ta cần là bao nhiêu từ đó dung đồ thị logpi sẽ tra được áp hút khi máy chạy, hoặc trên đồng hồ đo áp cũng có, sau đó ta chỉ cần điều chỉnh gas sao cho áp hút = trị số ta vừ tra và đo dòng của moto máy nén bằng dòng làm việc của moto máy nén là được (dòng làm việc thường được ghi trên thân của moto máy nén hoặc dựa vào công suất moto để tính)
sơ đồ này sẽ giúp được các bạn trong các vấn đề sau:
- Tìm cách xạc gas vào hệ thống lạnh.
- Tìm cách kiểm tra dung lượng gas trong hệ thống lạnh.
- Tìm cách hút chân không trong hệ thống lạnh, vị trí gắn đồ hồ đo mực chân không.
Trực quan, dễ hình dung,...

Chúng tôi có thể giải thích sơ qua sơ đồ này và cách nạp gas, các ký hiệu hay các từ tiếng anh để góp phần cho các bạn dễ hiểu hơn nhé!
- Evaporator: dàn lạnh
- Condenser: dàn nóng
- Expansion Valve: van tiết lưu
- LL Solenoid valve: van điện từ (ON or OFF)
- Clean Refrigerant: Gas sạch - mới
- 4 port guage Manifold: Bộ phân phối 4 ngõ đo.
- Liquid/Discharge Service hose: đường phụ (dùng để gắn vào đồ hồ đo gas) để dẩn gas (lỏng) ra khỏi máy nén.
- Vacuum Pump: Bơm chân không
- Remove Schraeder Cores before evacuation and charging: Tháo các nút che trước khi bạn xả Gas và xạc Gas. (trên thực tế ở đó có các nút bằng chun cứng (cao su), tháo ra và dùng khóa lục giác để mở cho Gas lưu thông ra ngoài hoặc chạy vào bình gas hoặc bình gas chạy vào trong hệ thống)
- Vacuum guage: Thiết bị do áp suất chân không. (rất đắt tiền, có khoảng 10 đèn led để báo cho các bạn biết được các trạng thái áp suất trong hệ thống khi bạn đang hút chân không)
- Schraeder Conn: miếng cao su (tháo ra khi bạn gắn dây của thiết bị do Gas)
- Air Flow: cửa gió thổi - dòng gió thổi.
- Suction service hose: ống phụ dẫn gas ở đường hút. (dẫn về đồng hồ đo Gas)
- Interconnecting piping: Đường ống dẫn Gas (mang tính chất liên tục - hạn chế nối)
- L : Low Pressure and guage: Dây dẫn đo áp suất thấp và đồng hồ đo áp suất thấp (thường đồng hồ và dây này màu xanh)
- H : High Pressure and guage: Dây đo áp suất cao và đồ hồ đo áp suất cao (thường đồng hồ và dây này màu đỏ)

Cách xạc gas đối với sơ đồ này như sau :
- ký hiệu ngã 1 (L - xanh), ngã 2 (Vàng), Ngã 3 (H - Đỏ)
- Bật máy chạy ở chế độ bình thường.
- Tháo nắp cao su che ở cái van phụ ngay đường hút (Suction Line) vào và đường đẩy ra của giàn nóng (thường thì cái đầu thò ra có che đó to hơn cái đầu của đường đẩy (Liquid Line))
xem hình nhé:





Thì bạn sẽ nhìn thấy thực tế đầu hút sẽ to hơn đầu đẩy.
- Gắn đồng hồ và dây màu xanh (L) vào đường hút của giàn nóng. (ngã 1)
- gắn đồng hồ và đây màu đỏ (H) vào đương đẩy của máy nén. (ngã 3)
(nếu các bạn gắn sai thì kết quả các bạn do được sẽ mất chính xác vì đồng hồ xanh có thang đo nhỏ hơn rất nhiều so với đồng hồ đỏ => đọc ở đồng hồ đỏ sẽ khó, sẽ hư kim đồng hồ xanh nếu bạn gắn nhầm vị trì cho nhau)
- Gắn dây màu vàng vào ngã còn lại của bộ đồng hồ đo rồi gắn vào bình gas. (ngã 2)
- Nới lõng ốc ở cuối ngã 2 (nơi dây vàng dính vào đồng hồ đo gas), mở từ từ khóa bình gas => xả khí trong đường ống dây vàng. Rồi đóng khóa bình gas lại.
- xiết chặt con ốc tại ngã 2 lại.
tương tự cho việc xả khí trong đường ống màu xanh và màu đỏ.
(Nếu các bạn không xả khí cho ba đường ống xanh, vàng, đỏ đó thì dẫn tới lượng không khí trong 3 đường ống này sẽ lẫn lôn với gas mà bạn chuẩn bị nạp vào cho hệ thống => hệ thống chạy không được tốt vì có không khí trong hệ thống => không đúng với thông số nhiệt động nữa và làm hư máy nén, gây ngập lỏng, năng suất lạnh giảm,...)
- Xiết chặt các con ốc tại các dây gas kết nối với đường hút, đường đẩy.
- dùng khóa lục giác mở lần lượt các khóa tại đường hút , đường đẩy để gas trong hệ thống chạy vào các đường ống màu xanh và màu vàng.
- Quan sát trên đồng hồ màu xanh và màu vàng.

Chủ yếu là quan sát ở đồng hồ màu xanh mà thôi vì khi nạp gas thì chúng ta chỉ nên quan tâm tới áp suất hút của hệ thống mà thôi. nó sẽ quyết định hệ hống làm việc có ổn định hay không, có tốt không,... 

=> khi đồng hồ xanh chỉ khoảng 60 – 75 PSI đối với gas R22, 120 – 170PSI đối với gas R410 là được.
- Tùy thuộc vào thời tiết lúc nạp gas, nếu lúc đó là buổi trưa, trời nóng thì nhiệt độ cao => P cao, do đó ta đo P hút cũng cao hơn và ngược lại.
- Tùy thuộc vào từng loại máy, từng công suất, từng phụ tải khác nhau mà ta có P hút là khác nhau.
Nhưng P cũng chỉ thuộc khoảng 60 – 75 PSI đối với gas R22, 120 – 170PSI đối với gas R410 là tốt nhé bạn.
- Nếu P hút giảm hoặc tăng thì ta mở từ từ khóa bình gas, khóa đồng hồ xanh cho gas trong bình chạy vào hệ thống hoặc trong hệ thống chạy vào bình cho tới lúc P hút báo đạt là Ok. Khóa các khóa lại.
- Điều khiển Remote cho chạy hết công suất dàn lạnh luôn (cooler 18 độ C, high fan, high.... ), chờ một thời gian khoảng 10 - 20 phút xem hệ thống chạy có ổn định không, sờ dàn nóng, dàn lạnh xem có nóng, có lạnh không, xem nước ngưng có chảy giọt không. nếu mọi thứ đều có và hệ thống đạt lạnh là tốt. cài lại chế độ trong Remote về Normal là ok.
- Tháo tất cả dây đồng hồ nạp gas, xiếc lại nắp bích đầu van nạp gas, vệ sinh khu vực,...

Đưa mọi thứ về giống trạng thái ban đầu là xong việc nạp gas cho máy lạnh.

Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

Cách xác định chân C (chung) R (chạy) S (đề) của máy nén




Cách 1: Xác định C S R dựa vào nắp chụp bằng nhựa, hoặc vành cao su  gắn trên máy nén.
Trên nắp chụp nhựa hoặc vành cao su của máy nén có ký hiệu C R S tương đương với:
* C = Common: Chân Chung
* R = Run: Chân Chạy
* S = Start:  Chân Đề

Cách 2: Xác định C R S dựa vào màu dây
Đối với máy lạnh một số hãng họ qui định màu dây:
- Dây màu trắng: Gắn vào chân chung
- Dây xanh: Gắn vào chân chạy
- Dây màu đỏ: Gắn vào chân đề


Cách 3: Xác định C R S bằng đồng hồ VOM
Để xác định chung (C) chạy (R) Đề (S) của máy nén bằng đồng hồ VOM chúng tiến hành 3 bước sau:
B1: Bật đồng hồ VOM về thang đo X1
B2: Xác định chân C: Dùng 2 que đo  đo lần lượt 3 cặp chân. Cặp nào có điện trở lớn nhất chính là cặp RS (chạy và đề). Chân còn lại là C.
B3: Xác định chân R và  S: Dùng 1 que đo gắn và chân C, que còn lại gắn vào 2 chân kia. Cặp nào có điện trở lớn hơn là chân S. Chân còn lại có điện trở thấp hơn là chân R. 
Bằng cách trên đã xác định được 3 cặp C, R, S.
Bên trong máy nén tủ lạnh hoặc máy lạnh là động cơ điện xoay chiều 1 pha với  rotor và stator. Stator là phần đứng yên gồm 2 cuộn dây quấn lên các lõi thép đặt lệch nhau một góc.  Cuộn đề có số lượng vòng quấn dày hơn cuộn chạy nên cuộn đề có dòng (A) cao  và cuộn chạy có dòng (A) thấp hơn.  Hai cuộn đề và chạy nối tiếp với nhau  tại một điểm và đó gọi là chân Chung.

Cách đấu tụ cho động cơ điện xoay chiều 1 pha:
Để động cơ khởi động và quay cần phải dùng tụ điện. Chân Chung sẽ nối trực tiếp vào1 nguồn điện (có thể gắp thêm rờ le bảo vệ quá dòng {Tec mit / overload} trước chân C), chân đề và chân chạy nối vào 2 cực khác nhau của tụ điện. Một nguồn điện còn lại sẽ nối vào cực gắn chân Chạy của tụ điện.
Như vậy đã đấu xong tụ điện và cấp nguồn cho động cơ hoạt động.

Đối tác

loading... CƠ - ĐIỆN - LẠNH