Trên nắp chụp nhựa hoặc vành cao su của máy nén có ký hiệu C R S tương đương với:
* C = Common: Chân Chung
* R = Run: Chân Chạy
* S = Start: Chân Đề
Cách 2: Xác định C R S dựa vào màu dây
Đối với máy lạnh một số hãng họ qui định màu dây:
- Dây màu trắng: Gắn vào chân chung
- Dây xanh: Gắn vào chân chạy
Cách 3: Xác định C R S bằng đồng hồ VOM
Để xác định chung (C) chạy (R) Đề (S) của máy nén bằng đồng hồ VOM chúng tiến hành 3 bước sau:
B1: Bật đồng hồ VOM về thang đo X1
B2: Xác định chân C: Dùng 2 que đo đo lần lượt 3 cặp chân. Cặp nào có điện trở lớn nhất chính là cặp RS (chạy và đề). Chân còn lại là C.
B3: Xác định chân R và S: Dùng 1 que đo gắn và chân C, que còn lại gắn vào 2 chân kia. Cặp nào có điện trở lớn hơn là chân S. Chân còn lại có điện trở thấp hơn là chân R.
Bằng cách trên đã xác định được 3 cặp C, R, S.
Bên trong máy nén tủ lạnh hoặc máy lạnh là động cơ điện xoay chiều 1 pha với rotor và stator. Stator là phần đứng yên gồm 2 cuộn dây quấn lên các lõi thép đặt lệch nhau một góc. Cuộn đề có số lượng vòng quấn dày hơn cuộn chạy nên cuộn đề có dòng (A) cao và cuộn chạy có dòng (A) thấp hơn. Hai cuộn đề và chạy nối tiếp với nhau tại một điểm và đó gọi là chân Chung.
Cách đấu tụ cho động cơ điện xoay chiều 1 pha:
Để động cơ khởi động và quay cần phải dùng tụ điện. Chân Chung sẽ nối trực tiếp vào1 nguồn điện (có thể gắp thêm rờ le bảo vệ quá dòng {Tec mit / overload} trước chân C), chân đề và chân chạy nối vào 2 cực khác nhau của tụ điện. Một nguồn điện còn lại sẽ nối vào cực gắn chân Chạy của tụ điện.
Như vậy đã đấu xong tụ điện và cấp nguồn cho động cơ hoạt động.
|
CHUYÊN THI CÔNG LẮP ĐẶT HẠNG MỤC CƠ - ĐIỆN - LẠNH: WATER CHILLER SYSTEM/ COOLING TOWER / LẠNH CÔNG NGHIỆP (NH3/GLYCOL SYSTEM)/ ĐIỀU HÒA TRUNG TÂM VRV, VRF/ HỆ THỐNG KHO ĐÔNG, KHO MÁT/ HỆ THỐNG THÔNG GIÓ, HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC, HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY, ...
Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014
Cách xác định chân C (chung) R (chạy) S (đề) của máy nén
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét