CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI TRANG CƠ - ĐIỆN - LẠNH


Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

Sơ đồ cách nạp gas - kiểm tra gas - Kiểm tra độ chân không cho máy lạnh


Sơ đồ cách nạp gas - kiểm tra gas cho máy lạnh


Nạp gas cho máy lạnh thông thường thì ta chú ý đến áp suất hút khi máy làm việc, môi chất sử dụng và chỉ số dòng điện làm việc của moto máy nén, tùy vào nhiệt độ dàn lạnh ta cần là bao nhiêu từ đó dung đồ thị logpi sẽ tra được áp hút khi máy chạy, hoặc trên đồng hồ đo áp cũng có, sau đó ta chỉ cần điều chỉnh gas sao cho áp hút = trị số ta vừ tra và đo dòng của moto máy nén bằng dòng làm việc của moto máy nén là được (dòng làm việc thường được ghi trên thân của moto máy nén hoặc dựa vào công suất moto để tính)
sơ đồ này sẽ giúp được các bạn trong các vấn đề sau:
- Tìm cách xạc gas vào hệ thống lạnh.
- Tìm cách kiểm tra dung lượng gas trong hệ thống lạnh.
- Tìm cách hút chân không trong hệ thống lạnh, vị trí gắn đồ hồ đo mực chân không.
Trực quan, dễ hình dung,...

Chúng tôi có thể giải thích sơ qua sơ đồ này và cách nạp gas, các ký hiệu hay các từ tiếng anh để góp phần cho các bạn dễ hiểu hơn nhé!
- Evaporator: dàn lạnh
- Condenser: dàn nóng
- Expansion Valve: van tiết lưu
- LL Solenoid valve: van điện từ (ON or OFF)
- Clean Refrigerant: Gas sạch - mới
- 4 port guage Manifold: Bộ phân phối 4 ngõ đo.
- Liquid/Discharge Service hose: đường phụ (dùng để gắn vào đồ hồ đo gas) để dẩn gas (lỏng) ra khỏi máy nén.
- Vacuum Pump: Bơm chân không
- Remove Schraeder Cores before evacuation and charging: Tháo các nút che trước khi bạn xả Gas và xạc Gas. (trên thực tế ở đó có các nút bằng chun cứng (cao su), tháo ra và dùng khóa lục giác để mở cho Gas lưu thông ra ngoài hoặc chạy vào bình gas hoặc bình gas chạy vào trong hệ thống)
- Vacuum guage: Thiết bị do áp suất chân không. (rất đắt tiền, có khoảng 10 đèn led để báo cho các bạn biết được các trạng thái áp suất trong hệ thống khi bạn đang hút chân không)
- Schraeder Conn: miếng cao su (tháo ra khi bạn gắn dây của thiết bị do Gas)
- Air Flow: cửa gió thổi - dòng gió thổi.
- Suction service hose: ống phụ dẫn gas ở đường hút. (dẫn về đồng hồ đo Gas)
- Interconnecting piping: Đường ống dẫn Gas (mang tính chất liên tục - hạn chế nối)
- L : Low Pressure and guage: Dây dẫn đo áp suất thấp và đồng hồ đo áp suất thấp (thường đồng hồ và dây này màu xanh)
- H : High Pressure and guage: Dây đo áp suất cao và đồ hồ đo áp suất cao (thường đồng hồ và dây này màu đỏ)

Cách xạc gas đối với sơ đồ này như sau :
- ký hiệu ngã 1 (L - xanh), ngã 2 (Vàng), Ngã 3 (H - Đỏ)
- Bật máy chạy ở chế độ bình thường.
- Tháo nắp cao su che ở cái van phụ ngay đường hút (Suction Line) vào và đường đẩy ra của giàn nóng (thường thì cái đầu thò ra có che đó to hơn cái đầu của đường đẩy (Liquid Line))
xem hình nhé:





Thì bạn sẽ nhìn thấy thực tế đầu hút sẽ to hơn đầu đẩy.
- Gắn đồng hồ và dây màu xanh (L) vào đường hút của giàn nóng. (ngã 1)
- gắn đồng hồ và đây màu đỏ (H) vào đương đẩy của máy nén. (ngã 3)
(nếu các bạn gắn sai thì kết quả các bạn do được sẽ mất chính xác vì đồng hồ xanh có thang đo nhỏ hơn rất nhiều so với đồng hồ đỏ => đọc ở đồng hồ đỏ sẽ khó, sẽ hư kim đồng hồ xanh nếu bạn gắn nhầm vị trì cho nhau)
- Gắn dây màu vàng vào ngã còn lại của bộ đồng hồ đo rồi gắn vào bình gas. (ngã 2)
- Nới lõng ốc ở cuối ngã 2 (nơi dây vàng dính vào đồng hồ đo gas), mở từ từ khóa bình gas => xả khí trong đường ống dây vàng. Rồi đóng khóa bình gas lại.
- xiết chặt con ốc tại ngã 2 lại.
tương tự cho việc xả khí trong đường ống màu xanh và màu đỏ.
(Nếu các bạn không xả khí cho ba đường ống xanh, vàng, đỏ đó thì dẫn tới lượng không khí trong 3 đường ống này sẽ lẫn lôn với gas mà bạn chuẩn bị nạp vào cho hệ thống => hệ thống chạy không được tốt vì có không khí trong hệ thống => không đúng với thông số nhiệt động nữa và làm hư máy nén, gây ngập lỏng, năng suất lạnh giảm,...)
- Xiết chặt các con ốc tại các dây gas kết nối với đường hút, đường đẩy.
- dùng khóa lục giác mở lần lượt các khóa tại đường hút , đường đẩy để gas trong hệ thống chạy vào các đường ống màu xanh và màu vàng.
- Quan sát trên đồng hồ màu xanh và màu vàng.

Chủ yếu là quan sát ở đồng hồ màu xanh mà thôi vì khi nạp gas thì chúng ta chỉ nên quan tâm tới áp suất hút của hệ thống mà thôi. nó sẽ quyết định hệ hống làm việc có ổn định hay không, có tốt không,... 

=> khi đồng hồ xanh chỉ khoảng 60 – 75 PSI đối với gas R22, 120 – 170PSI đối với gas R410 là được.
- Tùy thuộc vào thời tiết lúc nạp gas, nếu lúc đó là buổi trưa, trời nóng thì nhiệt độ cao => P cao, do đó ta đo P hút cũng cao hơn và ngược lại.
- Tùy thuộc vào từng loại máy, từng công suất, từng phụ tải khác nhau mà ta có P hút là khác nhau.
Nhưng P cũng chỉ thuộc khoảng 60 – 75 PSI đối với gas R22, 120 – 170PSI đối với gas R410 là tốt nhé bạn.
- Nếu P hút giảm hoặc tăng thì ta mở từ từ khóa bình gas, khóa đồng hồ xanh cho gas trong bình chạy vào hệ thống hoặc trong hệ thống chạy vào bình cho tới lúc P hút báo đạt là Ok. Khóa các khóa lại.
- Điều khiển Remote cho chạy hết công suất dàn lạnh luôn (cooler 18 độ C, high fan, high.... ), chờ một thời gian khoảng 10 - 20 phút xem hệ thống chạy có ổn định không, sờ dàn nóng, dàn lạnh xem có nóng, có lạnh không, xem nước ngưng có chảy giọt không. nếu mọi thứ đều có và hệ thống đạt lạnh là tốt. cài lại chế độ trong Remote về Normal là ok.
- Tháo tất cả dây đồng hồ nạp gas, xiếc lại nắp bích đầu van nạp gas, vệ sinh khu vực,...

Đưa mọi thứ về giống trạng thái ban đầu là xong việc nạp gas cho máy lạnh.

1 nhận xét:

Đối tác

loading... CƠ - ĐIỆN - LẠNH