CHUYÊN THI CÔNG LẮP ĐẶT HẠNG MỤC CƠ - ĐIỆN - LẠNH: WATER CHILLER SYSTEM/ COOLING TOWER / LẠNH CÔNG NGHIỆP (NH3/GLYCOL SYSTEM)/ ĐIỀU HÒA TRUNG TÂM VRV, VRF/ HỆ THỐNG KHO ĐÔNG, KHO MÁT/ HỆ THỐNG THÔNG GIÓ, HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC, HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY, ...
Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014
Tính sức chịu tải của dây điện?
Tiết diện dây dẫn được tính toán dựa vào dòng điện và công suất .
Đối với hệ thống điện 220V, để đơn giản trong tính toán, cho phép lấy giá trị gần đúng sau :
- Đối với dây đồng : Mật độ dòng điện tối đa cho phép
Jđ = 6A/mm²
= tương đương 1,3 kW/mm²
= Dòng điện làm việc (A) 2,5A/mm²
- Đối với dây nhôm : Mật độ dòng điện tối đa cho phép
Jn = 4,5 A/mm²
= tương đương 1 kW/mm²
Ví dụ:
1. Tổng công suất các thiết bị điện dùng đồng thời trong gia đình P = 3 kW. Nếu dùng dây đồng làm trục chính trong gia đình thì mỗi pha phải có tiết diện (s) tối thiểu:
s = P / Jđ
s = 3 kW/1,3 kW/mm2 = 2,3mm²
Vậy tiết diện tối thiểu dây điện đường trục trong gia đình là 2,3mm².
Trên thị trường có các loại dây cỡ 2,5 mm² và 4mm². Để dự phòng phát triển phụ tải nên sử dụng cỡ dây 4 mm².
2. Dây nhánh trong gia đình (dây di động) từ ổ cắm điện hoặc công tắc điện đến đèn, quạt, ti vi, tủ lạnh hoặc các thiết bị khác có công suất dưới 1kW thì nên dùng đồng loạt 1 dây là dây súp mềm, tiết diện 2 x 1,5mm². Các dây di động dùng cho bếp điện, lò sưởi… có công suất từ 1kW đến 2kW nên dùng loại cáp PVC có 2 lớp cách điện, tiết diện 2 x 2,5mm² để đảm bảo an toàn cả về điện và về cơ. Đối với thiết bị điện khác có công suất lớn hơn 2kW thì phải tuỳ theo công suất mà tính toán chọn tiết diện dây như trên đã hướng dẫn.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét